Giỏ hàng của bạn trống!
Mê sảng là gì? | Safe and Sound
Mê sảng được chuyên gia tâm lý định nghĩa là một tình trạng rối loạn tâm trí hỗn loạn cấp tính với đặc điểm là sự uể oải, bứt rứt, ảo giác, không mạch lạc; điều này có thể là kết quả của nhiều nguyên do khác nhau, trong đó có bệnh tật, chế độ dinh dưỡng kém và ngộ độc.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Định nghĩa mê sảng
Theo chuyên gia tâm lý, mê sảng có thể có tác động nghiêm trọng đến đời sống thường ngày, nhưng thường chỉ trong một thời gian ngắn. Một người sẽ thấy khó tập trung và có thể bối rối về việc mình đang ở đâu. Họ có thể di chuyển chậm hay nhanh hơn bình thường và trải qua những đợt dao động tâm trạng. Các triệu chứng khác bao gồm không thể suy nghĩ hoặc nói năng rành mạch, khó ngủ hay gà gật, trí nhớ ngắn hạn suy giảm và mất kiểm soát cơ.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, rối loạn mê sảng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người lớn tuổi hơn và có thể bị nhầm lẫn với chứng sa sút trí tuệ. Nhìn chung nó là một vấn đề cảm xúc hoặc thể chất ngắn hạn, nhưng nó cũng có thể không phục hồi được. Có thể cùng một lúc vừa bị mê sảng vừa bị sa sút trí tuệ.
Ảnh 1: Mê sảng tác động nghiêm trọng đến đời sống thường ngày
2. Nguyên nhân trạng thái lú lẫn cấp
Mê sảng thường có nhiều nguyên nhân, nhất là ở những người đang suy kiệt hoặc bị bệnh nặng. Dược phẩm là một trong những nguyên nhân chính. Do đó, các chuyên gia tâm lý cho biết, việc xác định được nguyên nhân là việc quan trọng để tìm ra cách điều trị tốt nhất. Sảng có thể có những nguyên nhân sau:
- Thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc chống dị ứng,...
- Bệnh lý thần kinh trung ương: Đột quỵ, viêm não - màng não,...
- Các bệnh lý nhiễm trùng, dinh dưỡng kém, thiếu máu, thiếu oxi,...
- Sau phẫu thuật lớn: phẫu thuật tim, chỉnh hình,...
- Một số yếu tố khác: đau, mất ngủ kéo dài, chịu nhiều stress về cảm xúc,...
3. Triệu chứng mê sảng
- Mê sảng giảm hoạt động: Người bệnh lờ đờ và thu mình, ngái ngủ, không hoạt động, hầu như không phản ứng với môi trường xung quanh. Chuyên gia tâm lý khuyến nghị, dạng mê sảng này có thể dễ dàng bị nhầm với trầm cảm.
- Mê sảng tăng động: Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh bị kích động, bồn chồn và dễ giật mình. Họ có thể trải qua ảo giác (nhìn thấy những thứ không có ở đó) và hoang tưởng (tin vào những điều không thật).
- Mê sảng hỗn hợp: Người bệnh có thể mê sảng giảm hoạt động và tăng động trong cùng một ngày. Chuyên gia tâm lý cho biết, người bệnh có thể cảm thấy mất kiểm soát và có những cảm giác ngoài cơ thể.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán trạng thái lú lẫn cấp
- Rối loạn chú ý (suy giảm khả năng định hướng, tập trung, duy trì và di chuyển chú ý) và nhận thức (suy giảm định hướng môi trường).
- Rối loạn tăng lên trong 1 thời gian ngắn (thường vài giờ tới vài ngày), biểu lộ sự thay đổi từ chú ý và nhận thức ban đầu, có xu hướng dao động mức độ trong ngày.
- Rối loạn quá trình nhận thức (giảm trí nhớ, rối loạn định hướng, ngôn ngữ, khả năng nhận thức thị giác hoặc tri giác).
- Rối loạn trong tiêu chuẩn A và C không được chuyên gia tâm lý giải thích tốt hơn bởi rối loạn thần kinh - nhận thức đã có trước đó hoặc rối loạn thần kinh - nhận thức tiến triển và không diễn ra trong tình huống suy giảm nặng sự thức tỉnh, như là hôn mê.
- Có bằng chứng từ bệnh sử hoặc khám xét rằng rối loạn là hậu quả sinh lý trực tiếp của một tình trạng bệnh lý khác, ngộ độc hoặc cai (gây ra bởi lạm dụng thuốc hoặc ma tuý), hoặc phơi nhiễm với 1 chất độc, hoặc gây ra bởi nhiều nguyên nhân.